Tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh hơn
Những cách tự nhiên giúp giảm triglyceride nhanh chóng
6 chất béo lành mạnh khi thực hiện chế độ ăn Keto
6 thực phẩm đốt cháy chất béo hoàn hảo
Tại sao bạn nên tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa?
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên hạn chế chất béo chuyển hóa (trans fat) không quá 1% tổng lượng calorie tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa mà không nhận thức được điều này.
Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa bạn nên cảnh giác để cải thiện sức khỏe tim mạch:
Kem béo thực vật (non-dairy creamer)
Kem béo thực vật có thể chứa chất béo chuyển hóa, không tốt cho tim
1 thìa cà phê kem béo thực vật chỉ chứa 0,5 gr chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên nhanh chóng vì trên thực tế, nhiều người thích thêm nhiều kem béo thực vật vào trà, cà phê… để tăng độ béo ngậy cho các loại đồ uống này.
Nhiều nhãn hàng kem béo thực vật tuyên bố sản phẩm của họ không chứa chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, nếu chú ý, bạn có thể thấy các loại dầu hydro hóa trong thành phần của những sản phẩm này - một trong những nguồn chất béo chuyển hóa chính.
Bơ lạc/đậu phộng
Nhiều công ty sản xuất mặt hàng ngày có sử dụng các loại dầu hydro hóa để tạo độ sánh mịn, tăng hạn sử dụng cho món bơ lạc. Do đó, nếu muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch, bạn nên chú ý đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua.
Bỏng ngô
Bỏng ngô có thêm hương vị là một trong những thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa nhất. Cụ thể, bỏng ngô vị bơ có thể chứa 0,5gr, bỏng ngô vị caramel có thể chứa 1,5gr chất béo chuyển hóa/khẩu phần. Tốt hơn hết, bạn nên thử tự mình nổ bỏng ngô tại nhà bằng chảo và dầu ăn để có món ăn nhẹ lành mạnh hơn.
Bơ thực vật
Trong quá trình chế biến bơ thực vật, các loại dầu thực vật sẽ trải qua quá trình hydro hóa để tạo ra thành phẩm có dạng cứng hơn. Do đó, bơ thực vật càng cứng, chúng càng bị hydro hóa nhiều hơn, chứa nhiều chất béo chuyển hóa hơn.
Pizza mua sẵn
Nếu mua pizza ngoài hàng hay pizza đông mạnh trong siêu thị, có khả năng bạn sẽ vô tình bổ sung cho mình một lượng chất béo chuyển hóa kha khá. Do chứa nhiều mỡ trìu (shortening) và bơ thực vật, một lát pizza có thể chứa tới 0,3gr chất béo chuyển hóa.
Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt, bánh quy thường chứa nhiều dầu hydro hóa, chất tạo màu, chất tạo mùi, đường tinh luyện… Các thực phẩm này càng chứa nhiều thành phần nhân tạo, sức khỏe của bạn càng bị đe dọa. Một chiếc bánh quy thông thường có thể chứa từ 3 - 5gr chất béo chuyển hóa, do đó bạn nên hạn chế những món ăn vặt này.
Bình luận của bạn